Liên hệ tư vấn 0913 822 372

CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC JA VIỆT

Xuất Khẩu Lao Động Nhật Bản Uy Tín Hàng Đầu Việt Nam

Lý do khiến bạn không đủ điều kiện xin visa vĩnh trú và cách khắc phục?

29/03/2024
Share

Một số lý do khiến bạn không đủ điều kiện xin cấp visa vĩnh trú và cách khắc phục những lỗi này như thế nào?

Việc xin visa vĩnh trú càng ngày càng trở nên khắt khe hơn mỗi năm. Do đó, gần đây có nhiều trường hợp bị từ chối cấp visa vĩnh trú. 

Hằng năm, một nửa số người nộp đơn tương đương khoảng 25.000 người bị từ chối cấp phép. Dưới đây, Ja Việt sẽ tóm tắt các “lý do phổ biến” có thể bị Cục quản lý xuất nhập cảnh từ chối đơn xin visa vĩnh trú của bạn nhé! 

Những lý do phổ biến có thể khiến đơn xin visa vĩnh trú của bạn bị từ chối

1. Có tiền sử phạm tội/ lịch sử vi phạm

Một trong những lý do khiến đơn đăng ký của bạn có thể bị từ chối là do các hành vi tiền án tiền sự hoặc lịch sử vi phạm trong quá khứ của bạn. Tất nhiên, các hành vi phạm tội hoặc vi phạm thì đó sẽ không phải là không được thông qua mà có thể phải sau 10 năm nếu không xảy ra vi phạm nào sau khi bản án đã được chấp hành hoặc bản án đã được miễn thì mới có thể dễ dàng hơn trong việc xin visa vĩnh trú. 

Ngoài ra, vi phạm giao thông cũng là yếu tố bị đánh giá khi xét xin visa vĩnh trú. Không chỉ những vi phạm nghiêm trọng đến mức bị đình chỉ giấy phép mà ngay cả những vi phạm nhỏ như vi phạm đỗ xe cũng có thể bị từ chối nếu xảy ra thường xuyên.

 

2. Tham gia các hoạt động trái phép theo tư cách lưu trú

 

Nếu bạn tham gia vào các hoạt động ngoài những hoạt động được cho phép theo tình trạng cư trú (ví dụ: làm công việc trái phép trong visa lao động hoặc làm lao động phổ thông bán thời gian), đơn xin vĩnh trú sẽ gặp phải bất lợi.

Khi có được "Giấy phép tham gia vào hoạt động khác với giấy phép được phép theo Tư cách cư trú đã được cấp trước đó", bạn sẽ được phép làm việc bán thời gian (tùy thuộc vào chi tiết của giấy phép), nhưng sẽ có thời hạn là “dưới 28 giờ một tuần”. Vì vậy, bạn phải chú ý không vi phạm quy định.

3. Thu nhập hộ gia đình thấp

Để có được visa vĩnh trú, bạn cần có đủ thu nhập và tài sản để có thể đảm bảo bản thân ổn định trong tương lai mà không cần dựa vào các trợ cấp như phúc lợi xã hội. Vì lý do này, những người có mức thu nhập hàng năm không cao thì khả năng chấp nhận đơn xin visa vĩnh trú không cao.

Thu nhập hàng năm ước tính sẽ khác nhau tùy thuộc vào khu vực bạn sống, số người trong gia đình bạn và đặc biệt là bạn có gia đình có thu nhập kép hay không và bạn có người phụ thuộc hay không. Khi thu nhập trung bình hàng năm xấp xỉ hoặc cao hơn 3 đến 4 triệu yên; và nếu bạn có người phụ thuộc, thu nhập phải cộng thêm ít nhất khoảng 700.000 yên cho mỗi người thì bạn có thể nghĩ đến việc nộp đơn xin visa vĩnh trú.

4. Nhiều người phụ thuộc

Điều này liên quan đến thu nhập của hộ gia đình, nhiều người phụ thuộc cũng có thể là lý do bạn bị từ chối. Lý do phổ biến là vì các thành viên gia đình trở thành người phụ thuộc vì mục đích tiết kiệm thuế.

Tất nhiên, không có quy định nào nói rằng bạn không thể hỗ trợ gia đình ở quê nhà. Nếu bạn quản lý chi phí sinh hoạt của mình một cách hợp lý thì sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên, trường hợp bạn không chuyển tiền mà chỉ đứng tên người đó đều bị coi là “trốn thuế”.

 

5. Thay đổi công việc trước/sau khi nộp đơn

Nếu thay đổi công việc trước khi nộp đơn xin (khoảng trong vòng một năm) hoặc trong khi nộp đơn thì có thể bị từ chối vì thu nhập hoặc tình hình công việc không ổn định.

Trong trường hợp bạn thay đổi công việc, hãy đợi đủ thời gian trước khi nộp đơn. Nếu bạn đã nộp đơn thì không nên thay đổi công việc cho đến khi biết kết quả.

6. Thời gian lưu trú ngắn

Mặc dù đây là yêu cầu cơ bản nhưng vẫn có trường hợp đơn đăng ký sẽ bị từ chối do thời gian lưu trú tại Nhật Bản quá ngắn. Về nguyên tắc, thời gian lưu trú bắt buộc là 10 năm liên tiếp. Lưu ý nếu bạn rời Nhật Bản trong một khoảng thời gian nhất định (khoảng 3 tháng) thì thời gian lưu trú của bạn sẽ được tính lại.

7. Thời gian làm việc ngắn

Tương tự như trên, một số người bị từ chối vì thời gian làm việc ít hơn 5 năm hoặc không làm việc từ 5 năm trở lên. Yêu cầu này không áp dụng đối với những người có visa vợ/chồng hoặc visa cư trú dài hạn, nhưng những người có các loại visa lao động khác nên cân nhắc số năm làm việc khi nộp đơn xin vĩnh trú.

8. Không đăng ký hoặc không thanh toán lương hưu/bảo hiểm

Người nước ngoài cư trú tại Nhật Bản có nghĩa vụ phải đăng ký hưởng lương hưu Quốc gia và bảo hiểm xã hội. Nếu bạn không đăng ký hoặc không đóng phí bảo hiểm trước đây thì bạn nên đóng phí bảo hiểm đúng hạn trong ít nhất hai năm trước khi nộp đơn xin vĩnh trú.

Lưu ý rằng không chỉ bản thân người nộp đơn mà cả việc vợ/chồng không đăng ký/không thanh toán đều bị đánh giá là không tốt.

9. Thời hạn hiệu lực của tình trạng cư trú ngắn

Để nộp đơn xin vĩnh trú, bạn phải được cấp thời gian lưu trú tối đa theo tình trạng cư trú hiện tại của bạn. Thời gian lưu trú tối đa là 5 năm, nhưng hiện tại thời gian lưu trú từ 3 năm trở lên được coi là đã đáp ứng yêu cầu.

Nếu thời gian lưu trú hiện tại của bạn là 6 tháng hoặc 1 năm, đơn xin vĩnh trú của bạn sẽ không được chấp thuận.

10. Nội dung lý do trong đơn xin chưa được đánh giá cao

Lý do trong đơn xin cấp visa vĩnh trú là nội dung giải thích lý do tại sao bạn muốn xin visa vĩnh trú. Nếu có thể giải thích rõ ràng và thuyết phục lý do tại sao bạn muốn sống ở Nhật Bản lâu dài thì bạn sẽ có lợi thế trong việc xét duyệt. Nếu nội dung của bạn khiến Cục hiểu sai hoặc tiết lộ điều gì đó không tốt thì đó có thể là yếu tố tiêu cực.

11. Có vấn đề với người bảo lãnh

Để xin visa vĩnh trú, cần có người bảo lãnh là công dân Nhật Bản hoặc người vĩnh trú tại Nhật. Đặc biệt khi một người có visa vợ/chồng nộp đơn xin vĩnh trú, thông thường vợ/chồng sẽ đóng vai trò là người bảo lãnh. Nếu bạn không đáp ứng những yêu cầu này, visa vĩnh trú của bạn có thể bị từ chối.

 

 

Bạn cần làm gì khi đơn xin visa vĩnh trú của bạn bị từ chối?

Số lần bạn có thể nộp đơn xin visa vĩnh trú không bị giới hạn. Tương tự thì khoảng thời gian giữa các lần nộp đơn cũng không bị giới hạn nên bạn vẫn có thể nộp đơn lại ngay sau khi nhận được thông báo từ chối cho lần xin trước đó.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn nộp đơn xin vĩnh trú lại sau khi bị từ chối, bạn phải hiểu lý do tại sao bị từ chối và cố gắng chỉnh sửa sao cho phù hợp. Vì vậy phải hiểu rõ lý do để tránh lãng phí thời gian và công sức của mình.

1. Tìm hiểu lý do bị từ chối

Trước hết, bạn cần phải tìm hiểu lý do tại sao Cục xuất nhập cảnh từ chối đơn xin visa vĩnh trú của bạn lần này. Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ cho bạn biết lý do tại sao đơn đăng ký của bạn bị từ chối. Trong trường hợp này, bạn có thể nhờ người có chuyên môn hoặc liên hệ các văn phòng pháp luật để được hỗ trợ thêm.

2. Khắc phục lại các vấn đề khiến đơn xin cấp visa của bạn bị từ chối và nộp lại đơn

Khi đã biết lý do tại sao bị từ chối, bạn cần phải tiến hành thay đổi các vấn đề trong đơn xin cấp visa. Nếu vấn đề có thể được giải quyết trong thời gian ngắn thì bạn có thể nộp lại đơn sau khi hoàn thành. Ngược lại, nếu phải mất nhiều thời gian để thay đổi lại, bạn có thể mất đến vài năm mới có thể xin nộp lại đơn cấp visa vĩnh trú.

Follow fanpage JaViệt - Xuất khẩu lao động Nhật Bản để cập nhật nhanh chóng những chia sẻ hữu ích ở Nhật Bản nhé!